Thực trạng hoạt động logistics tại Việt Nam
Tính đến giữa năm 2021, hoạt động Logistics tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, mặc dù Chính phủ nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu nhưng do tốc độ lây lan dịch bệnh quá nhanh, nhiều lao động trong lĩnh vực này phải ở nhà, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động bị tê liệt,…
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là phân khúc lớn nhất trong thị trường vận tải. So với đường hàng không và đường thủy thì đường bộ ít chịu tác động của Covid-19 hơn. Vận tải đường bộ được coi là một phương thức vận tải quan trọng trong bối cảnh dịch.
Tuy nhiên, thách thức hàng đầu của phân khúc vận tải đường bộ là vận tải nội địa gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Khoảng 50-60% doanh nghiệp vận tải đường bộ giảm hoạt động và doanh thu trong thời gian đỉnh dịch.
Xu hướng đẩy mạnh hiệu quả dịch vụ logistics
- Nhu cầu vận chuyển nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ trong nước tăng vọt trong giai đoạn dịch Covid -19, các doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp cấp bách nhằm thích nghi, đáp ứng nhu cầu cung ứng của thị trường. Đây có lẽ cũng là thách thức lớn của doanh nghiệp trong giai đoạn này, vừa đáp ứng nhu cầu lớn từ phía khách hàng, vừa phải nắm bắt, cập nhật kịp thời các chỉ thị từ chính phủ để đảm bảo việc vận tải diễn ra thuận lợi và an toàn.
- Thương mại điện tử (TMĐT) nở rộ trong bối cảnh người dân tăng cường mua hàng trực tuyến vì Covid-19 cũng là yếu tố đáng chú ý giúp thị trường phục vụ TMĐT phát triển mạnh. Hành vi mua hàng và kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi với những yêu cầu cao hơn về hàng nhanh, giá cả cạnh tranh. Lịch trình giao hàng khắt khe thách thức các mô hình chuỗi cung ứng, buộc các công ty hiện phải điều chỉnh chiến lược của mình để cung cấp dịch vụ giao hàng theo yêu cầu với chi phí thấp. Thị phần TMĐT trong trong thị trường bán lẻ ngày càng tăng, thậm chí là theo cấp số nhân.
- Các giải pháp trực tuyến sáng tạo, tùy chỉnh, đáp ứng yêu cầu đặc thù của khách hàng. Chẳng hạn như như cần quản lý đơn hàng trên hệ thống, giám sát thực trạng giao hàng từ xa,…sẽ hình thành phân khúc dịch vụ logistics cao cấp.
- Các thách thức từ dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics (từ vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải…) và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Các tác nhân trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư vào công nghệ.