LOGISTICS 4.0 – GIẢI PHÁP TỐI ƯU TRONG HỆ THỐNG DỊCH VỤ LOGISTICS

Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ, từ giai đoạn tiền sản xuất đến khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng, liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, phân phối, bán lẻ, …Việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng Logistics một cách mạnh mẽ đã giúp các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ngày nay, áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics không còn quá xa lạ, đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vài năm trước đây, khái niệm logistics trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là “logistics 4.0” còn khá mơ hồ, đến nay đã dần được định hình rõ ràng hơn.

Qua đánh giá chung của một số doanh nghiệp sau khi áp dụng giải pháp “logistics 4.0” đã giúp họ:

 Cải thiện tình hình kiểm soát và lên kế hoạch dễ dàng hơn 72.%;

 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lên 70%;

Giảm thiệt hại lỗi do con người gây ra đến 68%;

Giảm chi phí nhân lực trong quản lý là 62%;

Cải thiện quan hệ khách hàng là 61.4%;

Giảm thiểu chi phí là 58.5%.

Những năm gần đây được coi là giai đoạn đánh dấu những bước tiến đáng ghi nhận về ứng dụng CNTT trong logistics của Việt Nam, thể hiện qua việc gia tăng các giải pháp ứng dụng cục bộ, nhất là sự xuất hiện các giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện có bốn mảng ứng dụng chính các công nghệ mới như sau:

Thứ nhất là các ứng dụng CNTT trong vận tải đường bộ với mục đích tối ưu hóa năng lực phương tiện, hoạch định và kiểm soát tuyến đường, lịch trình, thời gian, nâng cao tỷ lệ đầy xe hàng. Đây cũng chính là một hình thái của kinh tế chia sẻ.

Thứ hai là các giải pháp tự động hóa kho hàng thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện những ứng dụng đầu tiên của Lazada và đang tiếp tục thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều công ty lớn trong ngành.

Thứ ba, một số công ty sản xuất lớn cũng cho ra mắt những hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất với các nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động rất hiệu quả. Nhà máy sản xuất của Samsung là một ví dụ điển hình với việc xuất hiện robot trong quá trình đưa linh kiện, bán thành phẩm, thành phẩm trong nhà máy, …

Cuối cùng, một số ít nhà bán lẻ trong nước đang triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin – tự động hóa – trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với IGAP, chúng tôi đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với “Logictics 4.0” mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất. Bằng cách đó, chúng tôi đã áp dụng công nghệ vận hành hệ thống vận tải giúp cho nhân viên và khách hàng có thể theo dõi, giám sát lịch trình giao nhận của đơn hàng. Đồng thời, hệ thống IGAP cũng giúp các doanh nghiệp quản lý hàng hóa chặt chẽ và thông minh, mang lại rất nhiều sự hài lòng từ phía khách hàng.

Nhận thấy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động cung ứng Logistics đang có dấu hiệu không mấy khả quan, kéo theo đó là ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác tác động, nên việc nâng cao những giải pháp, mở ra nhiều hướng đi mới bằng cách ứng dụng “logictics 4.0” một cách chuẩn xác, đúng lúc, đúng thời điểm thực sự rất cần thiết.

LỰA CHỌN CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP LOGISTICS, CÓ NÊN HAY KHÔNG ?

Covid-19 tạo “thử thách” cho doanh nghiệp và chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho biết: các doanh nghiệp Logistics hiện đang chịu nhiều tác động xấu từ phiên dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp thu trung bình bị giảm từ 10% – 30% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo, có khoảng 15% doanh nghiệp bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% doanh nghiệp giảm lượng dịch vụ hậu cần trong nước và quốc tế từ 10% – 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Covid-19 còn ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng của các đối tượng tiêu thụ. Mặc khác, nhu cầu thị trường bị giảm do các biện pháp giãn cách xã hội của chính quyền. Tất cả những khó khăn này đang khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics và Chuỗi Cung Ứng phải đối mặt với những tổn thất nặng nề.

Đại dịch đã cho chúng ta thấy không nên quá phụ thuộc vào một vài nền kinh tế hàng đầu thế giới trong chuỗi cung ứng, một khi bị đứt gãy thì hoạt động logistics bị tác động theo, đáng chú ý là hoạt động tồn kho (inventory). Tuy nhiên, đại dịch cũng gián tiếp thúc đẩy hoạt động vận tải nội địa và thương mại điện tử phát triển, là chất xúc tác cho các doanh nghiệp chuyển đổi số, đây là một yêu cầu khách quan và cấp bách hiện nay của ngành dịch vụ logistics.

Sức mạnh mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số: là khi có dữ liệu được số hóa rồi, cần phải sử dụng các công nghệ như AI, Bigdata… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần thiết phải chuyển đổi số (Digital Tranformation) nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số.

Sức mạnh mà chuyển đổi số đã mang đến cho các doanh nghiệp khi đã được áp dụng

  • Xóa đi khoảng cách giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp

Thực tế ở các doanh nghiệp chưa chuyển đổi số, gần như không có sự liên kết thông tin giữa các bộ phận với nhau, không có tính liên kết bởi vì mỗi bộ phận sử dụng một phần mềm riêng lẻ. Chính điều này đã khiến cho công việc chung thường xuyên bị tắc nghẽn không rõ nguyên nhân, kéo theo hàng loạt các tác động xấu, doanh thu đi xuống, công tác chăm sóc khách hàng – một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của dịch vụ logistics bị hạn chế.

Khi áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp đã tạo ra một nền tảng kết nối được tất cả các bộ phận, nhưng mỗi bộ phận nghiệp vụ vẫn có công cụ để phục vụ nghiệp vụ chuyên môn mà vẫn có thể giao tiếp với bộ phận khác. Thông qua các kết nối này, các vấn đề được nhận dạng, phòng ngừa trước khi xảy ra và sẽ được xử lý nhanh chóng khi các chức năng có thể nhận thấy và phối hợp cùng nhau.

  • Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên

Mong muốn tối ưu năng suất làm việc của nhân viên là điều mọi doanh nghiệp đều nghĩ đến. Ứng dụng chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp cộng hưởng và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên giúp tạo ra giá trị cao hơn hiện tại.

Bên cạnh đó, ứng dụng hệ thống tự động của chuyển đổi số cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động thao tác những công việc tạo ra giá trị thấp. Thay vào đó, nhân lực chủ chốt sẽ được tập trung phát triển và tham dự vào những công việc tạo ra giá trị cao hơn.

  • Thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào mà không cần đợi nhân viên ngồi làm báo cáo qua email hay thống kê số liệu mất nhiều thời gian như trước đây.

Nhờ đó mà mọi thông tin, số hóa về hoạt động của doanh nghiệp đều được thể hiện minh bạch, chi tiết bằng các con số rõ ràng, xóa bỏ những vùng “không sáng”, kém minh bạch trong quản trị doanh nghiệp. Những rủi ro về chi phí ẩn, quỹ đen cũng sẽ được hạn chế giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu doanh thu hiệu quả nhất.

5 bước chuyển đổi số cơ bản cho các doanh nghiệp logistics

Để đứng vững được trước cơn bão suy thoái mang tên Covid-19, các doanh nghiệp logictics cần chủ động xây dựng các biện pháp phòng tránh, mà cụ thể là từng bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp theo những bước cơ bản sau đây:

  • Rà soát mong muốn – Dành thời gian tìm ra vấn đề nhức nhối nhất của doanh nghiệp cần được triển khai;
  • Đánh giá độ sẵn sàng cho việc tái cấu trúc dựa trên yếu tố con người và dữ liệu;
  • Rà soát quy trình – Doanh nghiệp cần biết mình đang ở đâu, đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi số;
  • Tìm giải pháp phù hợp – Tự xây dựng một hệ thống dựa trên quy trình có sẵn hoặc tận dụng các nhà cung cấp giải pháp;
  • Nuôi dưỡng cam kết – Xây dựng một văn hóa tôn trọng, đề cao sự mới mẻ và tinh thần học hỏi.
BỨC “RÀO CẢN” LỚN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM NĂM 2021

Thực trạng hoạt động logistics tại Việt Nam

Tính đến giữa năm 2021, hoạt động Logistics tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, mặc dù Chính phủ nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu nhưng do tốc độ lây lan dịch bệnh quá nhanh, nhiều lao động trong lĩnh vực này phải ở nhà, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động bị tê liệt,…

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là phân khúc lớn nhất trong thị trường vận tải. So với đường hàng không và đường thủy thì đường bộ ít chịu tác động của Covid-19 hơn. Vận tải đường bộ được coi là một phương thức vận tải quan trọng trong bối cảnh dịch.

Tuy nhiên, thách thức hàng đầu của phân khúc vận tải đường bộ là vận tải nội địa gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Khoảng 50-60% doanh nghiệp vận tải đường bộ giảm hoạt động và doanh thu trong thời gian đỉnh dịch.

Xu hướng đẩy mạnh hiệu quả dịch vụ logistics

  1. Nhu cầu vận chuyển nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ trong nước tăng vọt trong giai đoạn dịch Covid -19, các doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp cấp bách nhằm thích nghi, đáp ứng nhu cầu cung ứng của thị trường. Đây có lẽ cũng là thách thức lớn của doanh nghiệp trong giai đoạn này, vừa đáp ứng nhu cầu lớn từ phía khách hàng, vừa phải nắm bắt, cập nhật kịp thời các chỉ thị từ chính phủ để đảm bảo việc vận tải diễn ra thuận lợi và an toàn.
  2. Thương mại điện tử (TMĐT) nở rộ trong bối cảnh người dân tăng cường mua hàng trực tuyến vì Covid-19 cũng là yếu tố đáng chú ý giúp thị trường phục vụ TMĐT phát triển mạnh. Hành vi mua hàng và kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi với những yêu cầu cao hơn về hàng nhanh, giá cả cạnh tranh. Lịch trình giao hàng khắt khe thách thức các mô hình chuỗi cung ứng, buộc các công ty hiện phải điều chỉnh chiến lược của mình để cung cấp dịch vụ giao hàng theo yêu cầu với chi phí thấp. Thị phần TMĐT trong trong thị trường bán lẻ ngày càng tăng, thậm chí là theo cấp số nhân.
  3. Các giải pháp trực tuyến sáng tạo, tùy chỉnh, đáp ứng yêu cầu đặc thù của khách hàng. Chẳng hạn như như cần quản lý đơn hàng trên hệ thống, giám sát thực trạng giao hàng từ xa,…sẽ hình thành phân khúc dịch vụ logistics cao cấp.
    1. Các thách thức từ dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics (từ vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải…) và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Các tác nhân trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư vào công nghệ.

Articles
Các bài viết khác