LOGISTICS 4.0 – GIẢI PHÁP TỐI ƯU TRONG HỆ THỐNG DỊCH VỤ LOGISTICS

Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ, từ giai đoạn tiền sản xuất đến khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng, liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, phân phối, bán lẻ, …Việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng Logistics một cách mạnh mẽ đã giúp các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ngày nay, áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics không còn quá xa lạ, đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vài năm trước đây, khái niệm logistics trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là “logistics 4.0” còn khá mơ hồ, đến nay đã dần được định hình rõ ràng hơn.

Qua đánh giá chung của một số doanh nghiệp sau khi áp dụng giải pháp “logistics 4.0” đã giúp họ:

 Cải thiện tình hình kiểm soát và lên kế hoạch dễ dàng hơn 72.%;

 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lên 70%;

Giảm thiệt hại lỗi do con người gây ra đến 68%;

Giảm chi phí nhân lực trong quản lý là 62%;

Cải thiện quan hệ khách hàng là 61.4%;

Giảm thiểu chi phí là 58.5%.

Những năm gần đây được coi là giai đoạn đánh dấu những bước tiến đáng ghi nhận về ứng dụng CNTT trong logistics của Việt Nam, thể hiện qua việc gia tăng các giải pháp ứng dụng cục bộ, nhất là sự xuất hiện các giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện có bốn mảng ứng dụng chính các công nghệ mới như sau:

Thứ nhất là các ứng dụng CNTT trong vận tải đường bộ với mục đích tối ưu hóa năng lực phương tiện, hoạch định và kiểm soát tuyến đường, lịch trình, thời gian, nâng cao tỷ lệ đầy xe hàng. Đây cũng chính là một hình thái của kinh tế chia sẻ.

Thứ hai là các giải pháp tự động hóa kho hàng thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện những ứng dụng đầu tiên của Lazada và đang tiếp tục thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều công ty lớn trong ngành.

Thứ ba, một số công ty sản xuất lớn cũng cho ra mắt những hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất với các nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động rất hiệu quả. Nhà máy sản xuất của Samsung là một ví dụ điển hình với việc xuất hiện robot trong quá trình đưa linh kiện, bán thành phẩm, thành phẩm trong nhà máy, …

Cuối cùng, một số ít nhà bán lẻ trong nước đang triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin – tự động hóa – trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với IGAP, chúng tôi đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với “Logictics 4.0” mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất. Bằng cách đó, chúng tôi đã áp dụng công nghệ vận hành hệ thống vận tải giúp cho nhân viên và khách hàng có thể theo dõi, giám sát lịch trình giao nhận của đơn hàng. Đồng thời, hệ thống IGAP cũng giúp các doanh nghiệp quản lý hàng hóa chặt chẽ và thông minh, mang lại rất nhiều sự hài lòng từ phía khách hàng.

Nhận thấy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động cung ứng Logistics đang có dấu hiệu không mấy khả quan, kéo theo đó là ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác tác động, nên việc nâng cao những giải pháp, mở ra nhiều hướng đi mới bằng cách ứng dụng “logictics 4.0” một cách chuẩn xác, đúng lúc, đúng thời điểm thực sự rất cần thiết.