Cắt giảm chi phí logistics sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Theo “Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021” (Vietnam Logistics Report 2021) chi phí logistics ở nước ta hiện đang chiếm tới 20% GDP. Đây là một tỉ lệ rất cao so với mức bình quân thế giới (10,8%) và cao gấp gần 2,5 lần các nước phát triển. Chi phí logistics chiếm tỷ trọng cao trong GDP phản ảnh tầm quan trọng của ngành công nghiệp logistics đối với nền kinh tế, tuy nhiên tỷ trọng này cũng phản ảnh mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Do phải gánh chịu chi phí logistics quá lớn trong giá thành sản phẩm của mình nên các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cắt giảm chi phí logistics là bài toán khó cho cả chính phủ và doanh nghiệp.
Những nhân tố nào làm tăng chi phí logistics?
Trước hết phải kể đến chi phí vận tải đường bộ. Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí logistics. Đặc biệt ở Việt Nam, gần 80% khối lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường bộ. Tuy nhiên chi phí vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện rất cao, phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu. Theo tính toán, chi phí xăng dầu thường chiếm từ 35-40% giá cước vận tải đường bộ nên với giá xăng dầu trong nước hiện đang cao hơn các nước trong khu vực và thế giới do gánh nhiều khoản lệ phí, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bào vệ môi trường…dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam cao hơn rất nhiều nước trong khu vực và thế giới, nếu so sánh theo tỉ lệ trên GDP.
Cước đường biển biến động theo cung cầu và tăng cao khi bị đứt gãy chuỗi cung ứng là nhân tố không kém phần quan trọng làm tăng chi phí logistics. Tuy nhiên trong điều kiện chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng tàu nước ngoài, đội tàu trong nước còn yếu, quy mô nhỏ, giá cước không cạnh tranh thì việc cắt giảm chi phí này cũng là một bài toán khó.
Hiện nay quỹ đất dành cho hoạt động logistics và dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là kho bãi chưa được nhà nước quan tâm ưu đãi nhiều nên chi phí thuê, mua đất đầu tư kho bãi cao, dẫn đến chi phí lưu kho, lưu bãi – một nhân tố cấu thành chi phí logistics cũng cao.
Các khoản phí và lệ phí cũng góp phần không nhỏ làm tăng chi phí logistics. Hiện nay các khoản phí phải trả cho các hãng tàu nước ngoài như phí THC, CIC, LSS… đều do các hãng tàu nước ngoài quyết định và cao hơn rất nhiều so với chi phí mà họ thực trả cho cảng hoặc chi phí bỏ ra trong thực tế. Tuy nhiên, các chủ hàng Việt Nam hoặc chính phủ khó có thể can thiệp hoặc đàm phán giá vì liên minh các hãng tàu gần như độc quyền trong việc quy định các loại phí này.
Một vấn đề cần bàn đến là tính kết nối các phương thức vận tải để giảm tải cho vận tải đường bộ giúp cắt giảm chi phí logistics. Hiện nay việc quy hoạch kết nối các phương thức vận tải đường bộ – đường biển, đường bộ – đường sông hoặc đường bộ – đường sắt rất rời rạc nên không thể tận dụng các phương thức vận tải chi phí thấp như đường sông, đường sắt. Các cảng biển theo quy hoạch trước đây ít được kết nối với đường sắt, cảng sông không thể tiếp cận với các trục giao thông chính, dẫn đến phát sinh các chi phí trung chuyển, lưu kho, bốc xếp.
Bên cạnh những khoản chi phí có thể lượng hoá được làm tăng chi phí logistics còn kể đến các khoản chi phí ngoài luồng hay tiêu cực phí trong lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu, lĩnh vực vận tải đường bộ góp phần không nhỏ đẩy chi phí logistics tăng cao.
Chính phủ và doanh nghiệp cùng hành động
Cắt giảm chi phí logistics sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trước mắt chính phủ và đặc biệt các doanh nghiệp logistics cần khẩn trương thực hiện kế hoạch hành động dài hạn theo hướng cắt giảm chi phí dần dần theo từng năm.
Trước hết về mặt vĩ mô, chính phủ cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch nhằm bảo đảm kết nối các phương thức vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông. Cần triển khai xây dựng các hạng mục giao thông để đảm bảo tính kết nối giữa các phương thức vận tải. Chính phủ cần xây dựng lộ trình phát triển một đội tàu biển đủ mạnh để đủ sức cạnh tranh các hãng tàu khác trên thế giới nhằm chủ động việc vận chuyển quốc tế, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ít phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài. Tuy nhiên cũng cần rút kinh nghiệm từ việc xây dựng, điều hành Vinalines trước đây để chọn loại tàu, tuyến vận chuyển, bộ máy quản lý, điều hành phù hợp.
Về các khoản thuế, phí, lệ phí chính phủ cần rà soát cắt giảm bãi bỏ các khoản thuế, phí, lệ phí không hợp lý hoặc không còn phù hợp. Trước mắt, ngoài việc giảm các loại thuế môi trường, thuế nhập khẩu thì cũng nên cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt của mặt hàng xăng dầu. ực tế, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, không thể đánh đồng với các mặt hàng xa xỉ như rượu, bia, thuốc lá… nên không phải là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chính phủ cần mạnh tay xử lý các hành vi nhũng nhiễu tiêu cực trong lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu, lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ để giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí logistics.
Về mặt vi mô, các doanh nghiệp logistics cần tối ưu hoá công tác quản trị doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí quản lý. Doanh nghiệp logistics cần ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác quản trị, vận hành các phần mềm quản lý kho (WMS), quản trị doanh nghiệp tổng thể (ERP)…để tiết kiệm thời gian, quản lý hiệu suất nhằm cắt giảm chi phí.
Các doanh nghiệp logistics trong nước đa phần có quy mô nhỏ và yếu nên cần phải liên doanh, liên kết để tận dụng được thế mạnh của từng doanh nghiệp nhằm cung cấp một chuỗi logistics trọn gói, giúp tiết giảm chi phí.
Nguồn nhân lực logistics hiện nay còn yếu và thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics và đương nhiên sẽ làm phát sinh chi phí logistics do không kiểm soát được chi phí hoặc không tìm được giải pháp logistics tối ưu. Vì vậy các doanh nghiệp logistics cần chú trọng công tác đào tạo nhân sự ngành logistics thông qua liên kết với các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp của ngành logistics như Valoma, VLA.
Nguồn: Vietnam Logistics Review
Thẻ: giao hàng siêu thị
CÁC CHỈ SỐ XÂY DỰNG KPI TRONG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA KÊNH SIÊU THỊ
Việc lựa chọn nhà vận tải luôn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhất là trong bối cảnh thị trường bán lẻ thay đổi từng ngày như hiện nay. Hai yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn đơn vị vận tải là đáp ứng dịch vụ khách hàng với chi phí hợp lý. Với việc áp dụng các chỉ số KPI trong việc đánh giá các nhà vận tải sẽ giúp cho người quản lý có đánh giá trực quan và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hãy cùng iGAP điểm qua một vài chỉ số đánh giá nhà thầu vận tải cơ bản:
1/ Chỉ số đánh giá về thời gian
- On-Time Shipping: Tỷ lệ Vận chuyển đúng giờ
- On time Arrival: Tỉ lệ xe đến đúng hẹn
- On time Delivery: Tỉ lệ giao hàng đúng hạn
- Truck turn time: Tổng thời gian xe chờ tại kho
- Warehouse loading time: Tổng thời gian nâng hạ hàng tại kho
- Truck waiting time: Thời gian xe chờ tại khách hàng
2/ Chỉ số đánh giá năng lực nhà vận tải
- IT / Technology Resources (Tài nguyên/ công nghệ)
- Service Flexibility (Linh hoạt trong dịch vụ)
- Attitude (Thái độ)
- Value Added Service (Dịch vụ gia tăng giá trị)
- Customer Order Fulfillment: Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Vendor Response Rate: Tỉ lệ đáp ứng của nhà thầu
- Truck Supply by Casefill: Khả năng cung cấp xe đáp ứng giao đủ số lượng đơn hàng.
- Truck Supply by Number of Trucks: Khả năng cung cấp xe dựa trên số lượng xe.
- Payload: Tải trọng trung bình trên 1 chuyến xe hàng
- Direct Delivery: Tỷ lệ giao hàng trực tiếp từ nhà máy theo khu vực
- Vehicle Utilization: Tỉ lệ tối ưu năng lực xe (theo số lượng Pallet quy đổi, theo trọng tải, theo thể tích)
- Loading weight compliance: Tỉ lệ tuân thủ trọng tải xe
- Big Truck Utilization (tối ưu hóa xe tải lớn)
- Ethics/ Compliance (Đạo đức/Tuân thủ cam kết)
3/ Chỉ số đánh giá chi phí
- Average Cost by SKU: Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm vận chuyển
- Average Cost by Dimension: Chi phí bình quân theo tuyến, theo chủng loại hàng hoá
- Average Distance: Trung bình khoảng cách giữa kho nhà vận tải và khách hàng
Câu hỏi đặt ra cho nhà quản lý là làm sao để nắm được các chỉ số này một cách nhanh chóng và chính xác để có những quyết định kịp thời trong quá trình vận hành điều phối hàng hóa? Làm sao để có được những thông tin so sánh giữa hàng trăm đơn vị thầu vận tải khác nhau? Làm sao xác định được đơn vị nào sẽ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp?
Chuyển đổi số quy trình vận hành giao hàng sẽ giúp cho các nhà quản lý có câu trả lời nhanh và trực quan nhất. Liên hệ iGAP để được tư vấn dịch vụ và demo hệ thống ngay nhé!
Nỗi ám ảnh Giao hàng siêu thị mùa cao điểm
Trong quá trình chuyển đổi số dịch vụ logistics cho các công ty lớn, iGAP nhận thấy quy trình giao hàng truyền thống để giao hàng hóa từ kho đến các điểm bán hàng (chuỗi siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, nhà phân phối..) là một chuỗi hoạt động hơn 120 bước từ việc chọn nhà thầu vận tải, lên kế hoạch giao hàng, thực hiện, giám sát nhà thầu, giám sát tài xế, kiểm tra chéo, chứng từ giao nhận, đối soát … mà vẫn không thể nào đảm bảo được độ chính xác trong thông tin báo cáo. Chưa kể là tình trạng giao hàng chậm trễ hoặc có nhiều sự cố thiếu hụt hàng và nhiều sự cố khác diễn ra mỗi ngày mà chưa có hướng để khắc phục.
Công ty càng lớn, số lượng hàng càng nhiều thì khối lượng thông tin tăng dần theo cấp số nhân. Thật khó mà tưởng tượng được lượng thông tin khổng lồ mà các điều phối viên đang phải xử lý mỗi ngày. Đó là chưa kể nỗi ám ảnh khi hàng vào mùa cao điểm, sản lượng hàng hóa, lượng thông tin tăng lên gấp nhiều lần, và cần phải có thêm nhiều nhân sự và thời gian hơn sau đó để xử lý đơn hàng và báo cáo…
Vậy làm thế nào để chủ động và đảm bảo được dòng lưu thông hàng hóa ra đến thị trường với chi phí tiết kiệm nhất khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất?
Đã đến lúc các CEO ra quyết định chuyển đổi số để tinh gọn quản lý và bứt phá doanh số.
Với việc ứng dụng iGAP platform trong hoạt động logictics, mọi thông tin chuyến hàng được kết nối và truyền tải một cách đồng nhất và thông suốt tới các bên liên quan, dựa trên web, ứng dụng di động và tích hợp giữa các hệ thống. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm tải các quy trình thủ tục không cần thiết, hạn chế tối đa sự lãng phí về in ấn, giấy tờ mà vẫn đạt được năng suất và hiệu quả công việc ở mức độ cao.
iGAP platform vẫn hoạt động dựa trên quy trình đầy đủ nhưng theo cách thức số hóa thông minh hơn, do đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người vận hành, nâng cao hiệu suất công việc. Điều này cho phép các doanh nghiệp có thể tăng quy mô sản xuất và cung ứng hàng hóa ra thị trường mà không phải lo ngại về việc nhân sự bị quá tải trong chuỗi cung ứng.
Đừng ngần ngại liên hệ ngay iGAP để được demo và trải nghiệm dịch vụ.
#giaohangsieuthi #giaohangkenhsieuthi